Hiện trạng sản xuất lúa và xử lý rơm rạ sau thu hoạch ở tỉnh Thừa Thiên Huế

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đăng Khoa Hồ, Trọng Nghĩa Hoàng, Hoàng Linh Nguyễn, Viên Phùng, Thất Các Tôn, Thị Xuân Phương Trần, Phước Hiếu Trương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 631 Specific techniques; apparatus, equipment, materials

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 2021

Mô tả vật lý: 2720-2726

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 447408

 Điều tra thực trạng sản xuất lúa và vấn đề xử lý rơm rạ sau thu hoạch tại Thừa Thiên Huế được thực hiện thông qua phỏng vấn nông hộ ở xã Thủy Phù (thị xã Hương Thủy) và xã Hương Toàn (thị xã Hương Trà). Tiến hành điều tra 80 hộ nông dân bằng phiếu hỏi lập sẵn, kết quả cho thấy: Diện tích sản xuất lúa của các nông hộ đều phân bố rải rác với quy mô chủ yếu <
 5000 m2 (chiếm 77,5%). Cơ cấu giống lúa đa dạng với 16 giống và đã mạnh dạn canh tác các giống lúa mới. Các nông hộ ở địa điểm điều tra bón phân vô cơ cho lúa ở mức cao hơn so với quy trình khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế. Các loại phân vô cơ được trộn lẫn với nhau và bón tập trung trong 4 đợt (bón lót và 3 lần bón thúc). Nông dân cũng sử dụng phân hữu cơ vi sinh Sông Hương và Quế Lâm để bón lót cho cây lúa nhưng tỷ lệ hộ áp dụng chưa nhiều (22,5% ở Thủy Phù và 12,5% ở Hương Toàn) và lượng bón còn thấp (500 kg/ha). Đa số nông hộ thu hoạch lúa bằng máy gặp đập liên hợp. Tùy tập quán từng vùng mà chiều cao gốc rạ để lại sau thu hoạch có khác nhau từ 20 - 30 cm (ở Hương Toàn) và >
 30 cm (ở Thủy Phù). Hình thức xử lý rơm rạ của người dân chủ yếu là đốt trực tiếp, vùi lấp và xử lý bằng chế phẩm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH