Tỉ lệ sử dụng đúng cách dụng cụ hít và các yếu tố liên quan trên người bệnh nội trú mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Khắc Bảo Lê, Tuấn Anh Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học lâm sàng - Bệnh viện Trung ương Huế, 2022

Mô tả vật lý: 64-70

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 447429

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một gánh nặng toàn cầu vì tính phổ biến, chi phí điều trị cao và có thể tiến triển dần đến tàn phế. Dụng cụ hít là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào điều trị thành công BPTNMT. Do đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ sử dụng đúng cách dụng cụ hít và các yếu tố liên quan trên nhóm đối tượng này. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang đánh giá kỹ năng sử dụng dụng cụ hít của 101 người bệnh nội trú nhập khoa hô hấp, bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021 bằng các bảng kiểm phù hợp với mỗi loại dụng cụ thông qua phân tích 147 đoạn ghi hình. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận 21,8% người bệnh sử dụng đúng cách các loại dụng cụ hít. Tỉ lệ dùng đúng pMDI, pMDI kèm buồng đệm, Respimat®, Respimat® kèm buồng đệm, Turbuhaler®, Breezhaler®, Accuhaler® lần lượt là 15,2%, 62,5%, 34,8%, 33,3%, 18,2%, 21,7% và 100%. Trong đó, "thở ra hết sức" và "giữ hơi ít nhất 5 giây" là các bước được thực hiện sai phổ biến nhất. Nghiên cứu còn cho thấy các yếu tố có sự tương quan đến sử dụng đúng cách dụng cụ hít là điểm mMRC thấp (OR = 5,04, KTC 95% 1,19 - 21,30), được hướng dẫn trong 3 tháng gần đây (OR = 3,87, KTC 95% 1,13 - 13,22) và từng được nhân viên y tế làm mẫu khi hướng dẫn (OR = 6,3, KTC 95% 1,77 - 22,53). Kết luận: Tỉ lệ người bệnh nội trú sử dụng đúng cách dụng cụ hít chỉ ở mức độ khiêm tốn, do đó để tối ưu hóa điều trị, cần chú ý hơn trong quá trình hướng dẫn người bệnh ở mỗi lần thăm khám.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH