So sánh hiệu quả dự phòng và điều trị tụt huyết áp sau tê tủy sống mổ lấy thai của Noradrenalin truyền tĩnh mạch liên tục với tiêm tĩnh mạch ngắt quãng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hữu Hùng Bùi, Thùy Linh Đặng, Đức Lam Nguyễn, Hữu Quang Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 41-45

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 447449

So sánh hiệu quả dự phòng và điều trị tụt huyết áp của phương pháp truyền tĩnh mạch liên tục với tiêm tĩnh mạch ngắt quãng noradrenalin trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có so sánh. Có 120 BN GTTS mổ lấy thai phân bổ ngẫu nhiên 2 nhóm bằng nhau. Trình tự tiến hành: Cả hai nhóm được truyền dịch tinh thể trước GTTS liều 10 ml/kg. GTTS khe L2-3. Liều Bupivacain theo chiều cao (7,5 mg- 8,5 mg). Ở nhóm I: truyền noradrenalin liều 0,05 mcg /kg / phút sau GTTS và tăng giảm phạm vi 0-60 ml. Ở nhóm II: dự phòng 1 liều 5 μg / ml sau GTTS và cả 2 nhóm điều trị tụt HA bằng 1 ml (5 μg / ml) cách nhau 1 phút đến khi HA về bình thường. Truyền xong oxytoxin trước khi dừng truyền liên tục. Đánh giá: thay đổi HA, liều noradrenalin, thông số dịch truyền. Kết quả: HA nhóm I cao hơn so với nhóm II ở T3,T4 và T9. Tổng liều noradrenaline nhómI ( 44,7 ± 12,8 mcg) nhiều hơn ở nhóm II (11,1 ± 7,8 mcg). Số BN bolus ở nhóm I (11,7%) ít hơn nhóm II (43,3 %). Lượng dịch tinh thể sau gây tê nhóm I (568,8 ± 136,6 ml) ít hơn nhóm II (660 ± 178,9 ml). Số BN phải truyền dịch keo nhóm I (6,7%) ít hơn nhóm II (21,7%) có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Hiệu quả dự phòng của truyền noradrenaline tốt hơn tiêm ngắt quãng và điều trị cần dùng liều bolus, dịch truyền ít hơn tiêm ngắt quãng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH