Tiềm năng thay thế kháng sinh của Chitosan từ phụ phẩm tôm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thú cưng tại Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hồng Phượng Ngô, Thị Hoài Linh Nguyễn, Thanh Lộc Phan, Vân Ty Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 2021

Mô tả vật lý: 33 - 51

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 447499

Sử dụng kháng sinh rộng rãi trong chăn nuôi đang là yếu tố hàng đầu gây nên đề kháng kháng sinh cho vật nuôi và cho con người, việc tìm kiếm các nguồn thay thế an toàn là điều cấp bách toàn cầu. Việt Nam được cho là quốc gia sử dụng lượng kháng sinh nhiều trong chăn nuôi so với các nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang là một trong những nước có lượng tôm xuất khẩu lớn trên thế giới, lượng phụ phẩm đầu và vỏ tôm thải ra môi trường cần phải xử lý rất lớn. Tính theo vật chất khô, trong đầu và vỏ tôm có 17% là chitin, là một polymer sinh học có thể chuyển hoá thành chitosan với nhiều tính năng ứng dụng. Chitosan không độc, có tính tương thích sinh học, thân thiện môi trường, có thể ứng dụng trong nhiều ngành (dược, y sinh, thực phẩm, xử lý nước thải, ...), ngoài ra còn được biết đến như là một chất phụ gia thay thế kháng sinh nhờ đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hoá, kích thích miễn dịch, cầm máu. Chitosan có thể sử dụng như thuốc thú y để phòng và điều trị bệnh trên thú cũng như là chất phụ gia kích thích tăng trưởng, tăng khả năng tiêu hoá, giảm viêm và giảm stress oxy hoá, kích hoạt miễn dịch trên thú, đặc biệt là con non. Bên cạnh đó, chitosan có tác dụng giúp tăng trưởng cho thú nhai lại, điều hoà quá trình lên men dạ cỏ và giảm phát thải khí mêtan. Sử dụng chitosan từ phụ phẩm tôm có thể giúp giảm hoặc thay thế kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi, là giải pháp chăn nuôi bền vững cần được ứng dụng tại Việt Nam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH