Đặc điểm WCH trên bệnh nhân được đo Holter huyết áp 24 giờ tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu và tiền cứu tiến hành trên các bệnh nhân đến khám tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, có THA nghi ngờ WCH từ 02/01/2018-31/01/2020 và 01/02/2020- 31/7/2020. Tiêu chuẩn chọn: bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp lần đầu, chưa từng điều trị hạ áp, nghi ngờ WCH, được chỉ định đeo Holter huyết áp. Kết quả: Trong 241 bệnh nhân, có 79 bệnh nhân WCH (32,8%). Tuổi trung bình nhóm WCH là 30,7 ± 15,4, trẻ hơn nhóm tăng huyết áp thật sự (38,7 ± 14,4) với p=0,0001. BMI trung bình của nhóm WCH là 22,9 ± 3,1, thấp hơn so với nhóm tăng huyết áp thật sự (24,6 ± 3,4) với p=0,0003. Tỉ lệ thừa cân và béo phì của các bệnh nhânWCH chiếm 50,7%. Tỉ lệ bệnh nhân mất trũng huyết áp ở nhóm WCH là 42,1%, khác biệt so với nhómtăng huyết áp thật sự (63,3%) với p=0,002. Kết luận: Tỉ lệ mắc WCH là 32,8%. Trong đó, tuổi trungbình, BMI trung bình và trũng huyết áp là các yếu tố liên quan với WCH.