Trong thời gian vưa qua tỷ lệ cấp nước sạch nông thôn vùng Tây Nguyên tăng nhanh đã góp phần chuyển biến rõnét hạ tầng kỹ thuật khu vực, giúp người dân tiếp cận được nguồn nước sinh hoạt đạt quy chuẩn tăng đáng kể. Tuy nhiên, vẫn con rất nhiều người dân nơi đây vẫn chưa thể tiếp cận được sử dụng nguồn nước sạch, nhất la trong bối cảnh ảnh hưởng của hạn hán do biến đổi khí hậu (BĐKH), dịch bệnh. Công tác quản lý vận hành sau đầu tư công trình cấp nước tập trung nông thôn chưa được quan tâm, phần lớn công trình do chính quyền xã hoặc cộng đồng quản lý. Công tác tổ chức quản lý vận hành chưa chuyên nghiệp, nguồn vốn đầu tư, sửa chữa, duy trì bảo dưỡng trong quá trình vận hành khó khăn nên dẫn đến công trình hoạt động chưa hiệu quả, nguồn nước cấp không được đảm bảo chất lượng và số lượng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân, đặc biệt trong mùa khô. Đã đánh giá hiện trạng, mô hình quản lý vận hành sau đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hạn hán. Từ đó, đề xuất được mô hình xã hội hóa quản lý công trình cấp nước tập trung nông thôn dựa vào cộng đồng phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các công trình cấp nước nông thôn, phát huy vai trò của cộng đồng trong công tác cấp nước sinh hoạt nông thôn.