Điều trị bệnh Crohn ở trẻ em bằng adalimumab sau nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Nhi đồng 2: báo cáo một trường hợp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Châu Giang Dương, Văn Thiệu Hà, Thị Minh Hồng Lê

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 618.92 Pediatrics

Thông tin xuất bản: Khoa học và công nghệ Việt Nam, 2022

Mô tả vật lý: 45610

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 447631

Đại dịch Covid-19 (SARS-CoV-2) gây hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng, có thể dẫn đến phản ứng viêm nghiêm trọng hoặc cơn bão cytokine. Rối loạn chức năng miễn dịch trong bệnh Crohn không được điều trị có thể gia tăng nguy cơ gây phản ứng viêm nghiêm trọng với Covid-19. Ước tính có khoảng 2% trẻ nặng cần nhập viện và tỷ lệ tử vong là khoảng 0,08%. Bệnh Crohn thường xảy ra nhiều nhất ở ruột non và đại tràng. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa (GI), từ miệng đến hậu môn. Bệnh nhân mắc Crohn đang điều trị bằng liệu pháp ức chế miễn dịch có thể tăng nguy cơ nhiễm Covid-19. Ngược lại, liệu pháp ức chế miễn dịch cũng có thể có lợi ích thực sự đến kết quả lâm sàng ở bệnh nhân mắc Covid-19, vì liệu pháp này có thể ngăn chặn không chỉ tình trạng viêm niêm mạc, mà còn ngăn chặn đáp ứng viêm miễn dịch toàn thân, gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng. Liệu pháp adalimumab có thể điều trị hiệu quả cả bệnh Crohn và hội chứng viêm đa cơ quan ở trẻ em có liên quan tạm thời với Covid-19. Tuy nhiên, kế hoạch quản lý và theo dõi bệnh nhân cần được sự đồng thuận hơn nữa vì vẫn phụ thuộc nhiều vào điều trị steroid, adalimumab và các loại thuốc khác. Trong khi đó, trường hợp bệnh nhân Crohn mắc Covid-19 chưa được ghi nhận nhiều trong y văn. Do vậy, trong bài báo này, nhóm tác giả báo cáo một trường hợp bệnh nhi mắc bệnh Crohn được điều trị thành công bằng adalimumab sau khi mắc Covid-19 tại Bệnh viện Nhi đồng 2 từ ngày 7/9/2021 đến 4/11/2021.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH