Nghiên cứu sự biến đổi độ đàn hồi thất trái ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Công Thức Lương, Vũ Thu Hà Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 612.1 Blood and circulation

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 221-225

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 447684

 Khảo sát chỉ số độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu (Ees) (Left ventricular end systolic elastance), độ đàn hồi thất trái cuối tâm trương ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. Đối tượng và phương pháp: 129 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính và 40 người được chụp động mạch vành bình thường, tham gia nghiên cứu từ 12/2016 đến tháng 12/2018. Tính chỉ số Ees bằng phương pháp đơn nhịp trên siêu âm tim. Ed được tính bằng công thức (E/e')/ SV (1/ml). Kết quả: Giá trị trung vị của Ees ở nhóm bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính lần lượt là 3,87 (2,88 - 4,97) (mmHg/ml) thấp hơn so với nhóm chứng (4.38 ( 3.70 - 5.29) mmmHg/ml) trong khi Ed giữa 2 nhóm không có sự khác biệt. Ees, Ed có mối liên quan với tuổi, giới và tình trạng suy tim. Ees của nhóm suy tim (2,59 (1,83 - 4,09) mmHg/ml) thấp hơn nhóm không suy tim (4,08 (3,17 - 5,26) mmHg/ml). Trong khi Ed của nhóm suy tim (0,28 (0,19 - 0,39) 1/ml) cao hơn nhóm không suy tim (0,24 (0,17 - 0,31) 1/ml). Ees giảm dần khi phân độ suy tim theo NYHA tăng dần (p <
  0,05) nhưng Ed thì không có mối liên quan với mức độ suy tim. Kết luận: Ees ở BN BTTMCBMT thấp hơn còn Ed cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. Ees, Ed có mối liên quan với tuổi và giới. Ees, Ed có liên quan đến tình trạng suy tim. Ees giảm dần khi mức độ suy tim theo NYHA nặng dần nhưng Ed thì chưa nhận thấy mối liên quan này.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH