Ảnh hưởng của giai đoạn san thưa đến tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) tại tỉnh Trà Vinh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Chí Thọ Lê, Tân Thới Lê, Thanh Tuấn Nguyễn, Thị Phượng Nguyễn, Thanh Điền Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 639 Hunting, fishing, conservation, related technologies

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 2021

Mô tả vật lý: 113 - 117

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 447783

 Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định giai đoạn san thưa thích hợp để góp phần nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và lặp lại 3 lần: (1) ương ấu trùng Zoea 1 mật độ 400 con/lít và san thưa giai đoạn Zoea 3
  (2) ương ấu trùng Zoea 1 mật độ 400 con/lít và san thưa giai đoạn Zoea 4
  (3) ương ấu trùng Zoea 1 mật độ 400 con/lít và san thưa giai đoạn Zoea 5. Tăng trưởng của ấu trùng ở nghiệm thức san thưa Zoea 3 là tốt nhất và có sự khác biệt có ý nghĩa (p <
  0,05) ở giai đoạn Zoea 5 và Megalopa. Tỷ lệ biến thái ấu trùng của các nghiệm thức san thưa khác biệt có ý nghĩa (p <
  0,05) ở giai đoạn Zoea 5, Megalopa và Cua 1. Trong đó, tỷ lệ biến thái ấu trùng của nghiệm thức san thưa Zoea 4 là tốt nhất. Sau 22 ngày ương, tỷ lệ sống của cua ở nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea 4 (16,00%) khác biệt có ý nghĩa (p <
  0,05) với nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea 5 (12,96%) và khác biệt không có ý nghĩa (p >
  0,05) với nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea 3 (14,75%). Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong quá trình ương ấu trùng cua, việc san thưa ấu trùng giai đoạn Zoea 3 hoặc Zoea 4 cho tỷ lệ sống tốt nhất.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH