Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, chúng tôi đã khảo sát 250 bệnh nhân ngoại trú thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên ở Bệnh viện Thiện Hạnh. Kết luận: 54,8% là nam giới, độ tuổi trung bình là 44,02 ± 13,4 tuổi. Dân tộc Kinh chiếm 83,6%. Trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên. 51,6% là nông dân và có 56,8% người ở nông thôn. Có 86,8% tình trạng hôn nhân đã có gia đình. Chỉ số khối cơ thể có 63,2% là thiếu cân. 43,2% chẩn đoán mắc GERD. Các yếu tố nguy cơ có liên quan đến GERD đều xuất hiện. 10 triệu chứng lâm sàng: đau vùng thượng vị (81,6%), ợ nóng (62,4%), đầy bụng (56,4%), đau ngực (không do tim) (36,8%), buồn nôn/nôn (33,2%), ợ trớ (26%), khó nuốt (20,4%), tiết nước bọt (14%), nuốt đau (6,4%) và khàn tiếng (2,8%). Hình ảnh nội soi có 73,6% tổn thương ở dạ dày, 37,6% tổn thương ở thực quản và 8% tổn thương ở tá tràng và chỉ có 24% là không có tổn thương. Hình ảnh tổn thương trên nội soi ở thực quản là viêm (98,9%) và loét (3,2%), ở dạ dày là viêm (98,9%) và loét (4,9%), ở tá tràng là loét (75%) và ung thư (10%). Có mối tương quan độ tuổi, giới tính và dân tộc với tổn thương ở thực quản, dạ dày (p<
0,05 đến <
0,001). Chỉ số khối cơ thể có tương quan với tổn thương ở dạ dày (p<
0,01). Có tương quan giữa ợ nóng, ợ trớ, khó nuốt, đau ngực (không do tim) và GERD (p<
0,01 đến <
0,001).