Nghiên cứu nâng cao hiệu quả tạo phôi bò bằng thụ tinh trong ống nghiệm

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Kim Lành Đỗ, Thị Kim Chi Hoàng, Bá Trường Nguyễn, Thị Hồng Nhung Nguyễn, Thị Ngọc Anh Nguyễn, Văn Thành Nguyễn, Thanh Long Sử

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 636 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Khoa học nông nghiệp Việt Nam, 2021

Mô tả vật lý: 25-32

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 447848

 Nghiên cứu được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả tạo phôi bằng bò thụ tinh trong ống nghiệm. Tế bào trứng bò được nuôi thành thục trong môi trường BO-IVM hoặc TCM-199 và đánh giá tỷ lệ thành thục bằng phương pháp nhuộm orcein
  và được thụ tinh trong ống nghiệm ở nồng độ 1, 2 hoặc 5 × 106 tinh trùng/ml trong 3, 6 hoặc 12 giờ để tìm ra điều kiện tối ưu. Sau đó, các hợp tử được chuyển qua nuôi trong môi trường nuôi phôi SOF có hoặc không có tế bào cumulus đến giai đoạn phôi nang vào ngày 7. Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tế bào trứng thành thục khi nuôi trong môi trường BO-IVM hoặc TCM-199. Trứng bò thụ tinh trong ống nghiệm với nồng độ 2 × 106 tinh trùng/ml trong 6 giờ cho tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ phôi nang cao nhất. Tỷ lệ phân chia và tỷ lệ phôi nang của phôi bò từ thụ tinh trong ống nghiệm được nuôi trong môi trường SOF có chứa tế bào cumulus cao hơn so với môi trường không có tế bào cumulus (76,34% so với 54,23%, P <
 0,05
  và 34,16% so với 27,22%, P <
 0,05). Để nâng cao hiệu quả tạo phôi bò in vitro, tế bào trứng sau khi được nuôi thành thục trong môi trường TCM-199, cho thụ tinh với nồng độ 2×106 tinh trùng/ml trong 6 giờ và nuôi phôi trong môi trường SOF có bổ sung tế bào cumulus.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH