Đánh giá sự thay đổi theo thời gian và vai trò của 1,5-anhydroglucitol trong kiểm soát đường huyết

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Vĩnh Niên Lâm, Nguyệt Quỳnh Mai Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 616.4 Diseases of hematopoietic, lymphatic, glandular systems Diseases of endocrine system

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 40-45

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 447862

 1,5-AG là chất phản ảnh tình trạng đường huyết ngắn hạn mà không thể theo dõi được bằng xét nghiệm HbA1c. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự thay đổi theo thời gian và vai trò của 1,5-Anhydroglucitol trong kiểm soát đường huyết. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang so sánh với sự thay đổi nồng độ 1,5-Anhydroglucitol giữa 2 nhóm bệnh nhân mắc ĐTĐ (189) và không mắc đái tháo đường (150). Tiến hành tại khoa Sinh hóa - bệnh viên Quân y 175 - thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 2/2020 - 7/2020. Kết quả: Nồng độ 1,5-AG trung bình của 49 bệnh nhân tham gia nghiên cứu tiến cứu sau 2 tuần là 9,4 ± 7,2 μg/ml, tăng cao đáng kể so với thời điểm bắt đầu là 3,8 ± 2,9μg/ml. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <
  0,001). Như vậy sau 2 tuần nồng độ 1,5-AG tăng trung bình 5,5 g/ml.Nồng độ glucose trung bình sau 2 tuần của nhóm bệnh nhân trên là 8,4 ± 5,1 mmol/l, giảm hơn so với lúc bắt đầu là 13,2 ± 8,3 mmol/l, sự thay đổi nồng độ là -4,8 mmol/l. Có mối tương quan nghịch mức độ mạnh giữa nồng độ 1,5-AG và HbA1c (hệ số tương quan r = -0,71) (p <
  0,001). Có mối tương quan nghịch mức độ mạnh giữa nồng độ 1,5-AG và glucose (hệ số tương quan r = -0,62) (p <
  0,001). Kết luận: Sự thay đổi, đáp ứng nhanh chóng của 1,5-AG sau 2 tuần điều trị cho thấy khả năng kiểm soát đường huyết ngắn hạn của 1,5-AG so với các chỉ số đánh giá đường huyết khác.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH