Khảo sát sự liên quan giữa vị trí lỗ thông xoang bướm với sự khí hoá của xoang bướm và một số cấu trúc lân cận trên phim CT scan

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quang Minh Nguyễn, Thị Kiều Thơ Nguyễn, Đình Khả Trần, Viết Luân Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 165-170

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 447905

Khảo sát sự liên quan giữa vị trí lỗ thông xoang bướm với sự khí hoá của xoang bướm, khí hoá mỏm mũi tàu và tế bào Onodi trên phim CT scan. Đối tượng và phươngpháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên phim CT scan mũi xoang của 181 bệnh nhân (tương ứng với 362 xoang bướm) đến khám tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP.Hồ Chí Minh với thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Tần suất hiện diện của tế bào Onodi là 39%. Tỉ lệ khí hoá mỏm mũi tàu là 53%. Tỉ lệ các dạng khí hoá xoang bướm theo chiều trước sau lần lượt là dạng trước hố yên (6,4%), dạng hố yên (40,9%), dạng sau hố yên (52,8%). Tỉ lệ các dạng khí hoá xoang bướm theo chiều ngang lần lượt là dạng hẹp (19,3%), dạng trung bình (30,1%), dạng rộng sang bên (50,6%). Sự xuất hiện của tế bào Onodi có liên quan với vị trí lỗ thông xoang bướm trên mặt phẳng đứng dọc. Sự khí hoá mỏm mũi tàu và khí hoá xoang bướm theo chiều ngang có liên quan đến vị trí lỗ thông xoang bướm trên mặt phẳng ngang. Kết luận: Sự khí hoá của xoang bướm và các cấu trúc lân cận như mỏm mũi tàu, tế bào Onodi có liên quan với vị trí lỗ thông xoang bướm. Việc khảo sát các dạng khí hoá của xoang bướm và các cấu trúc này trên phim CT scan trước phẫu thuật giúp xác định tốt hơn vị trí của lỗ thông xoang bướm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH