Đánh giá hiệu quả lâm sàng của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp nhiều thân đốt sống do loãng xương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu trên 32 bệnh nhân (BN) có triệu chứng đau và hạn chế vận động với hình ảnh chụp cộng hưởng từ (CHT) có xẹp cấp tối thiểu từ 2 thân đốt sống (ĐS) trở lên. Chúng tôi tiến hành tạo hình các ĐS xẹp. Sau tạo hình đốt sống (THĐS), hiệu quả lâm sàng gồm hiệu quả giảm đau, hiệu quả cải thiện chức năng vận động và hiệu quả cải thiện chất lượng cuộc sống được so sánh trước và sau điều trị 24h, 1, 3, 6, 12 tháng. Kết quả: 32 bệnh nhân, số ĐS xẹp tối thiểu là 2, số ĐS xẹp cấp tối đa là 5, tổn thương tổng 97 đốt sống xẹp cấp, 105 đốt sống được tạo hình qua da bằng bơm xi măng sinh học không bóng. Hiệu quả giảm đau trước và sau can thiệp trong 24h theo thang điểm VAS tương ứng là 7.47±1.39 và 4.63±1.10 (p<
0.001), hiệu quả cải thiện chức năng vận động, hiệu quả cải thiện chất lượng cuộc sống trước và sau điều trị 1-3-6- 12 và >
12 tháng tương ứng 0.83±0.10, 0.46±0.18, 0.36±0.15, 0.28±0.15, 0.26±0.18, 0.26±0.20, 0.16±0.17 và 0.52±0.20, 0.59±0.14, 0.67±0.12, 0.69±0.15 và 0.68±0.18 (với p<
0.001). Kết luận: THĐS qua da bằng bơm xi măng sinh học không bóng là phương pháp điều trị hiệu quả đối với những trường hợp xẹp cấp nhiều thân đốt sống do loãng xương.