Nhận thức và sử dụng quyền lực mềm của Nhật Bản trong quan hệ quốc tế

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyên Khang Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học & Công nghệ: Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2021

Mô tả vật lý: 1374-1383

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 448035

Quyền lực, hay khả năng tạo ảnh hưởng, tác động đến các chủ thể, luôn là chủ đề tạo nhiều quan tâm trong nghiên cứu quan hệ quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự kết nối giữa các quốc gia trong sự tương quan và lệ thuộc lẫn nhau chặt chẽ, bản chất của quyền lực đã có những sự thay đổi đáng kể. Theo Giáo sư Joseph Nye (Đại học Harvard), quyền lực chuyển dần trọng tâm từ hình thức cổ điển là ép buộc, mua chuộc sang sử dụng sự thu hút và thuyết phục. Khả năng đạt được điều mong muốn thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục, bằng các giá trị về văn hóa, chính trị và ngoại giao, được Joseph Nye gọi là ``quyền lực mềm'' (soft power). Bằng việc sử dụng khái niệm quyền lực mềm làm định hướng nghiên cứu, bài viết phân tích trường hợp của Nhật Bản trong việc đạt được các ảnh hưởng tích cực trong quan hệ quốc tế. Thông qua việc tiến hành một số khảo sát thực địa và phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu mang đến những phân tích về nhận thức cũng như thực tiễn của Nhật Bản trong việc vận dụng quyền lực mềm. Nhật Bản đã sử dụng hiệu quả những điều kiện từ bên trong cũng như phát huy những ưu thế ra bên ngoài nhằm hình thành nên vị thế vững chắc về quyền lực mềm trên thế giới. Từ những bài học kinh nghiệm của Nhật Bản, nghiên cứu sẽ đưa ra một số thảo luận gợi mở về sự phát triển quyền lực mềm cho Việt Nam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH