Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi sinh và kết cục ngắn hạn của viêm phổi mắc phải cộng đồng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Tường Oanh Đỗ, Thị Xuân Mai Lê

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 612 Human physiology

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 346-351

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 448046

 Mô tả tỷ lệ và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi sinh và kết cục ngắn hạn của VPMPCĐ trên bệnh nhân BPTNMT nhập viện đồng thời khảo sát các yếu tố nguy cơ mắc VPMPCĐ ở bệnh nhân BPTNMT. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ trên 180 bệnh nhân BPTNMT nhập viện vì các triệu chứng hô hấp mới. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm VPCĐ (n=58) và ĐCBPTNMT (n=122) dựa trên hình ảnh thâm nhiễm hoặc đông đặc mới tiến triển trên phim X quang ngực. Các đặc điểm nhân trắc học, lâm sàng, cận lâm sàng, vi sinh và diễn tiến trong thời gian nằm viện đều được ghi nhận. Kết quả: Tỉ lệ VPCĐ ở bệnh nhân BPTNMT nhập viện là 32,2%. Bệnh nhân BPTNMT mắc VPCĐ có BMI thấp hơn, mức độ tắc nghẽn (FEV1%) nặng hơn, tỷ lệ eosinophil <
 0,1K/μl nhiều hơn, biểu hiện lâm sàng (sốt, đàm mủ, tăng lượng đàm) và các chỉ số cận lâm sàng (tăng bạch cầu, giảm eosinophil, tăng CRP, thay đổi khí máu động mạch) nặng nề hơn so với đợt cấp BPTNMT. Nhóm bệnh nhân VPCĐ có tỉ lệ suy hô hấp cao hơn và thời gian nằm viện dài hơn so với nhóm đợt cấp. Các yếu tố nguy cơ độc lập dự đoán VPCĐ ở bệnh nhân BPTNMT bao gồm sốt (OR=3,4451)
  FEV1<
 30% (OR=3,517)
  BC>
 10K/μL (OR= 3,115), CRP (OR=1,061). Điểm cắt CRP là 15,745mg% với AUC 0,912
  độ nhạy 93,1%
  độ đặc hiệu 77%. Kết luận: Bệnh nhân BPTNMT nhập viện vì VPCĐ có nhiều điểm khác biệt về lâm sàng, cận lâm sàng và diễn tiến bệnh so với đợt cấp BPTNMT và cócác yếu tố nguy cơ độc lập dự đoán sự xuất hiện của VPCĐ ở bệnh nhân BPTNMT.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH