Đánh giá giá trị thang điểm HEART trong phân tầng nguy cơ ở bệnh nhân đau ngực vào khoa cấp cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 70 bệnh nhân đau ngực vào Trung tâm Cấp cứu - Đột quỵ, Bệnh viện trường Đại học Y - Dược Huế. Đối tượng tuyển chọn được đánh giá bằng thang điểm HEART. Theo dõi và đánh giá các biến cố của bệnh mạch vành (tử vong, nhồi máu cơ tim cấp, PCI, CABG) trong 30 ngày tiếp theo. Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 63,80
nữ giới chiếm tỉ lệ 67,10%. Tiền sử tăng huyết áp chiếm tỉ lệ 41,40%
tiền sử can thiệp mạch vành qua da chiếm tỉ lệ 21,40%. 14,30% bệnh nhân có kết cục xấu sau 30 ngày. Tỉ lệ kết cục xấu của nhóm bệnh nhân điểm HEART 0 - 3, HEART 4 - 6, HEART 7 - 10 lần lượt là 4,30%, 10,50%, 55,60%. Với điểm cắt 4, thang điểm HEART có giá trị tiên lượng biến cố ở nhóm nghiên cứu với độ nhạy 90%, độ đặc hiệu 63,3%, diện tích dưới đường cong ROC là 0,86 (95% CI 0,71 - 1,00). Kết luận: Thang điểm HEART có giá trị trong việc phân tầng nguy cơ bệnh nhân đau ngực ở khoa cấp cứu.