Quản lý lớp học tốt là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với giảng viên vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên., Nghiên cứu mô tả định lượng thông qua phương pháp điều tra bằng an- két phiếu điều tra đóng 5 mức Likert được thực hiện tại trường Đại học Luật Hà Nội để so sánh quan điểm cách quản lý lớp học của giảng viên và cảm nhận của sinh viên về 4 cách quản lý lớp học
đó là độc đoán, cộng tác, dân chủ, và trao quyền. Kết quả đã chỉ ra rằng có sự mâu thuẫn về cách quản lý lớp học của giảng viên như không có sự đồng nhất quan điểm về cách quản lý lớp học độc đoán
trong khi giảng viên không thích cách quản lý này thì sinh viên không tỏ rõ quan điểm của mình. Kết quả ghi nhận sự tương đồng giữa hai quan điểm về cách quản lý lớp học cộng tác và dân chủ. Nhưng có sự đối lập hoàn toàn về cách quản lý lớp học trao quyền. Giảng viên rất muốn trao quyền tự chủ, tự quyết cho sinh viên về các hoạt động học tập cũng như kết quả học tập, nhưng sinh viên không đồng tình với quan điểm này và cho rằng giảng viên mới phải là người điều phối, chịu trách nhiệm về kết quả học tập của sinh viên. Phong cách học cộng tác được sinh viên đánh giá cao.