Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trưởng và phát triển của quần thể cây sâm ngọc linh (panax vietnamensis) tại Kon Tum

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đức Hà Chu, Văn Phê Đinh, Việt Hồng La, Hùng Lĩnh Lê, Văn Nam Nguyễn, Viết Trụ Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 2021

Mô tả vật lý: 238-244

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 448235

Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis) là loài dược liệu quý có phân bố đặc hữu tại 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Trong nghiên cứu này, các thí nghiệm được bố trí nhằm đánh giá ảnh hưởng của thời vụ, khoảng cách trồng và mức phân bón đến sinh trưởng và phát triển của sâm Ngọc Linh tại tỉnh Kon Tum. Kết quả cho thấy, trồng vào tháng 8, 9 hàng năm, cây giống có khả năng sinh trưởng khỏe và cho năng suất cá thể cao, đạt 23,30 g/cây (cây 3 năm tuổi). Tiếp theo, khoảng cách trồng 30×30 cm hoặc 35×30 cm cho hiệu quả kinh tế tốt nhất, năng suất cá thể khá (22,09 g/cây). Phân bón với 2 mức bón 80 tấn mùn núi + 12.500 kg phân hữu cơ vi sinh ủ hoai + 20 P2O5 + 60 K2O/ha và 80 tấn mùn núi + 15.000 kg phân hữu cơ vi sinh ủ hoai + 20 P2O5 + 80 K2O/ha được xác định là mức bón tối ưu để trồng sâm để đem lại năng suất cá thể cao, đạt là 31,18 g/cây và 32,05 g/cây. Tóm lại, kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp những dẫn liệu quan trọng nhằm hoàn thiện quy trình chăm sóc cho cây sâm Ngọc Linh tại Kon Tum.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH