Định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh gia lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2030, định hướng đến năm 2040

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Cúc Bùi, Xuân Phương Hoàng, Thị Dinh Ngô, Văn Long Ngô, Thị Bích Nguyễn, Thanh Quế Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2022

Mô tả vật lý: 144-152

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 448239

 Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Gia Lai nhằm đề xuất được định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2030, định hướng đến năm 2040., Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng bình quân nông lâm thủy sản đạt khá 5,18%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt nhưng vẫn còn chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra. Trên cơ sở phân tích tiềm năng lợi thế của tỉnh, nghiên cứu đã đề xuất được phương án tái cơ cấu nông nghiệp tới năm 2030, đó là duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 5,99-6,0%
  cơ cấu nông nghiệp 95,86%
  lâm nghiệp 2,3% và thủy sản 1,46%. Sản xuất tập trung vào thâm canh, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến, theo quy trình VietGAP, có liên kết và chuyển đổi diện tích những cây già cỗi, năng suất thấp sang các cây con có giá trị kinh tế cao, tăng quy mô của rau hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi lợn và gia cầm
  tận dụng tiềm năng để phát triển thủy sản
  phát triển kinh tế rừng, nâng độ che phủ lên 50% năm 2030 và 50,2% năm 2040. Để thực hiện thành công phương án tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, trong đó tập trung vào hoàn thiện cơ chế chính sách, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, phát triển các liên kết chuỗi giá trị, phát triển thị trường, đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở chế biến nông sản...
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH