Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm hình ảnh và thông số thận nhân tạo ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo định kỳ có hẹp nặng đường dò tĩnh mạch tự thân

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Hiền Phạm, Thị Bích Hương Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học lâm sàng - Bệnh viện Trung ương Huế, 2022

Mô tả vật lý: 110-117

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 448303

 Hẹp đường dò động tĩnh mạch tự thân (arteriovenous fistula, AVF) biến chứng thường gặp ở bệnh nhân (BN) chạy thận nhân tạo (TNT) định kỳ. Nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng, thông số thận nhân tạo, siêu âm doppler ở 49 BN hẹp nặng AVF và thay đổi của những đặc điểm này ở 15/49 BN can thiệp nội mạch (CTNM). Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, theo dõi dọc 49 BN chẩn đoán hẹp nặng AVF (>
  50%) trên siêu âm, từ 10/2019 - 4/2022, tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: 49 BN nghiên cứu tuổi trung vị 50 tuổi (38 - 64), 21 nam (42,9%), thời gian chạy TNT trung vị là 4,09 năm.16,3% BN phù nề và tuần hoàn bàng hệ ở cánh tay có AVF, 90% bất thường các tests khảo sát AVF khi khám. Lưu lượng máu trên siêu âm tại vị trí hẹp <
  500ml/phút ở mọi BN, 35/49 (71,43%) hẹp inflow và 14/49 (28,57%) hẹp outflow. 25/49 (51,1%) BN có chỉ số tái lọc (CSTL) urê >
  5%, 4 BN (8,16%) có spKt/ v<
 1,2. 15 BN được CTNM bằng bóng và 2 BN đặt stent. Sau CTNM, AVF tiếp tục hoạt động thêm trung vị 519 (93 - 575) ngày, cải thiện các triệu chứng lâm sàng, siêu âm và thông số TNT. Kết luận: Đánh giá toàn diện lâm sàng, thông số chạy TNT và siêu âm doppler cung cấp đủ thông tin về hình ảnh và chức năng của AVF hẹp nặng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH