Trong nghiên cứu này, đa dạng di truyền và đặc điểm nông sinh học của 9 mẩu nấm mộc nhĩ trong đó có 5 mẫu thu thập ngoài tự nhiên (Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà) và 4 mẫu thu thập từ các cơ sở nuôi trồng nấm (tại Bắc Giang, Đồng Nai, Đắk Lắk và Hà Nội) đã được đánh giá. Trình tự vùng ITS (Internal transcribed spacer) của gen ribosom nhân đã được sử dụng để đánh giá đa dạng di truyền. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy hệ số tương đồng di truyền của 9 mẫu giống mộc nhĩ dao động trong khoảng 54,4% (giữa mẫu giống Aucg5 và Aucg6) đến 99,83% (giữa mẫu giống Au8 và Au9). Dựa vào cây quan hệ phát sinh loài của 9 mẩu nấm mộc nhĩ và các mẫu tham chiếu, đã xác định được: Aucgl và Aucg4 thuộc loài Aurícularia delicate, Aucg6 thuộc loài Auricularia polytricha, Aucg7, Au8, Au9 và Aul thuộc loài Auricularia comea. Kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học cho thấy chủng Aucg2 và Aucg6 không bung sợi trên cơ chất nuôi trồng nên không hình thành mầm quả thể, 7 chủng còn lại có khả năng hình thành và phát triển mầm quả thể. Chủng Aucg5, Aucg7 và Au8 có năng suất nấm tươi cao lần lượt là 720,6
715,6 và 680,3 kg nấm tươi/tấn nguyên liệu, cao hơn giống đối chứng Aul (610,5 kg nấm tươi/ tấn nguyên liệu) khoảng 11,5-18,1%
có thể đưa vào nuôi trồng để khảo nghiệm hướng tới phục vụ sản xuất.