Đặc điểm đàn hồi cục máu đồ (ROTEM) trên bệnh nhân mổ tim hở tại Bệnh viện Trung ương Huế

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phan Minh Triết Lê, Thị Xuân Thăng Lê, Đắc Duy Nghiêm Nguyễn, Hoàng Duy Phan, Thị Thuỳ Hoa Phan

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 228-236

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 448313

 Mô tả đặc điểm đông cầm máu bằng xét nghiệm ROTEM trên bệnh nhân mổ tim hở và khảo sát mối tương quan giữa xét nghiệm ROTEM với lượng máu mất sau mổ trên bệnh nhân mổ tim hở. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 68 bệnh nhân mổ tim hở tại khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Bệnh viện Trung ương Huế. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 56,20 ± 17,95 và bệnh lý mạch vành chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,6%. Chảy máu có ý nghĩa lâm sàng và không có ý nghĩa lâm sàng chiếm tỉ lệ lần lượt là 22,1% và 77,9%. Thời gian chảy máu kéo dài của INTEM, EXTEM và FIBTEM chiếm tỷ lệ lần lượt là 25%, 16% và 48,5%. Các chỉ số A5, A10 của INTEM, EXTEM, FIBTEM giảm với tỷ lệ lần lượt là 17,6%, 10,3%, 13,2%, 8,8%, 2,9%, 10,3%. Các chỉ số thời gian đông máu, góc anpha, A5 của INTEM, EXTEM và FIBTEM khác biệt có ý nghĩa thông kê giữa 2 nhóm chảy máu có ý nghĩa lâm sàng và không có ý nghĩa lâm sàng (p ≤ 0,05). Chỉ số A10 của INTEM và FIBTEM khác biệt có ý nghĩa thốngkê giữa 2 nhóm trên (p <
  0,05) nhưng của EXTEM thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >
  0,05). Chỉ số INTEM CT, EXTEM CT và FIBTEM CT có mối tương quan thuận với lượng máu mất sau mổ (r >
  0, p <
  0,05), ngược lại các chỉ số INTEM ANPHA, INTEM A5, INTEM A10, FIBTEM ANPHA, FIBTEM A5, FIBTEM A10 có tương quan nghịch với lượng máu mất sau mổ (r <
  0, p <
  0,05).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH