Việc làm, thu nhập và trình độ chuyên môn là ba yếu tố được sử dụng để đánh giá sự phát triển nghề nghiệp và thành công trong cuộc sống của một cá nhân. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng việc làm, thu nhập và nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn của cử nhân tâm lý học chuyên ngành tâm lý học tham vấn. Mẫu nghiên cứu gồm 122 cử nhân tâm lý học chuyên ngành tâm lý học tham vấn, tuổi trung bình chung là 27,4 (SD = 2,9)
thời gian tốt nghiệp trung bình là 4,7 năm (SD = 4,9). Công cụ khảo sát là bảng hỏi bán cấu trúc, gồm những câu hỏi đóng và câu hỏi mở thu thập thông tin về việc làm, thu nhập và nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn. Tỷ lệ cứ nhân tâm lý học chuyên ngành tâm lý học tham vấn làm việc trong lĩnh vực tham vấn tâm lý là 18%
giáo dục - đào tạo (chiếm 34,4%)), thương mại (chiếm 32,8%), và quản lý nguồn nhân lực (chiếm 4,1%). Thu nhập trung bình một tháng khoảng 13 triệu đồng
29,5% số mẫu nghiên cứu có nhu cầu học thạc sỹ tâm lý học tham vấn trong thời gian tới. Cử nhân tâm lý học chuyên ngành tâm lý học tham vấn làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có nhu cầu được nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ cho công việc và phát triển nghề nghiệp.