Nghiên cứu hoạt tính kháng viêm của Amomum maximum Roxb và Amomum muricarpum elmer tại miền bắc Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Hương Lê, Hải Đăng Nguyễn, Hoàng Sơn Nguyễn, Anh Thư Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 615 Pharmacology and therapeutics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2021

Mô tả vật lý: 301-307

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 448330

Viêm là cơ chế bảo vệ nội môi của cơ thể, trong đó hệ thống miễn dịch phản ứng để loại bỏ các dị vật. Viêm mãn tính có thể làm tăng nguy cơ bị thêm các tổn thương như các bệnh tự miễn, viêm khớp, tiểu đường và có thể dẫn đến tử vong. Cây Đậu khấu chín cánh Amomum maximum Roxb và cây Sa nhân quả có mỏ Amomum muricarpum Elmer phân bố rộng rãi ở Việt Nam và đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh đường tiêu hóa. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác dụng kháng viêm của cặn chiết methanol từ rễ của Đậu khấu chín cánh (AMM) và Sa nhân quả có mỏ (AMC) trên dòng tế bào đại thực bào của chuột RAW 264.7. Kết quả cho thấy hai cặn chiết nghiên cứu có hoạt tính kháng viêm mạnh thông qua ức chế việc ức chế sản sinh oxit nitric (NO) đồng thời thể hiện độc tính tế bào thấp ở nồng độ thử nghiệm. Giá trị IC50 của AMC và AMM được xác định lần lượt là 12,67 ± 1,7 μg/mL và 42,7 ± 2,5 μg/mL. Nghiên cứu sâu hơn về cơ chế bằng phương pháp Western blot đã chứng minh AMC làm giảm phản ứng viêm trong mô hình tế bào RAW264.7 do lipopolysaccharide (LPS) gây ra thông qua ức chế nitric oxide (iNOS) và cyclooxygenase-2 (COX-2) trong khi AMM dường như chỉ điều chỉnh tác dụng viêm thông qua con đường iNOS là chủ yếu. Như vậy, hai cặn chiết AMM và AMC có thể là những ứng cử viên tiềm năng để nghiên cứu về các loại liệu pháp kháng viêm thay thế từ tự nhiên.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH