Đặc điểm tăng huyết áp thai kỳ và mối liên quan đến kết cục thai kỳ của bà mẹ người dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Dũng Lê, Văn Nhỏ Phạm, Minh Tuấn Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 89-93

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 448333

 Tăng huyết áp thai kỳ là một biến chứng nội khoa thường gặp, là một trong ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho bà mẹ trên toàn thế giới. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp thai kỳ và mối liên quan đến kết cục thai kỳ của bà mẹ dân tộc Khmer. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả dọc hồi cứu 428 hồ sơ bệnh án bà mẹ dân tộc Khmer được chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ trong 3 năm 2018 - 2020. Kết quả nghiên cứu:Tăng huyết áp đơn thuần trong thai kỳ: 8,4%. Nhóm tiền sản giật chiếm 87,2% (TSG có dấu hiệu nặng 47,2%). Tiền sản giật trên người THA mạn tính: 2,1%. Tăng huyết áp mạn tính: 2,3%. Kết cục thai kỳ xấu chung (KCX): 27,3%. Các yếu tố liên quan: Sản phụ sinh con thiếu tháng từ 34 - <
 37 tuần tăng nguy cơ gặp KCX cho cả mẹ và bé gấp 4,1 lần (KTC 95%: 2,1-8,7). Sản phụ sinh con thiếu tháng từ <
 34 tuần tăng nguy cơ gặp KCX cho cả mẹ và bé gấp 18,6 lần (KTC 95%: 2,1-169,3). Sản phụ có thiếu máu độ 2 tăng nguy cơ có KCX gấp 3,1 lần (KTC 95%: 1,3-7,4). Kết Luận: Trong số THA thai kỳ, sản phụ dân tộc Khmer có tỷ lệ 89,3% tiền sản giật cao hơn hẳn so với dân số chung khác.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH