Bài báo trình bày kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng (hàm lượng nhựa phế thải PA
tỷ lệ nước/chất kết dính
tỷ lệ chất liên diện
đặc tính nhựa PA (tỷ trọng, kích thước)) đến tính năng cơ lý của bê tông cốt sợi PA. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với tỷ lệ nước/chất kết dính <
0.28, bê tông cốt sợi có độ bền cơ lý đáp ứng yêu cầu kỹ thuật sử dụng, khi tỷ lệ này >
0.28, tính công tác (độ chảy lan) quá lớn, ảnh hưởng đến thi công và sự thất thoát xi măng trong bê tông. Độ bền uốn giảm khi tỷ lệ nước/chất kết dính tăng nhưng không đáng kể đối với tỷ lệ <
0.28. Ngược lại, với tỷ lệ >
0.28, độ bền uốn giảm khá nhanh. Đối với hàm lượng sợi <
2%, độ bền nén gần như không thay đổi
hàm lượng >
2% thì độ bền nén giảm nhanh. Hàm lượng phụ gia liên diện tăng từ 0,5 - 2,0% thì tính chất cơ lý (cả độ bền nén và độ bền uốn) tăng đáng kể. Khi hàm lượng phụ gia liên diện >
2,0%, tính chất cơ lý của bê tông sợi không thay đổi nhiều. Khi đường kính sợi nhựa PA phế thải tăng từ 0,02 - 0,05 mm, độ bền nén của bê tông cốt sợi giảm, độ bền uốn tăng. Tuy nhiên, khi đường kính sợi nhựa tăng >
0,03 mm, độ bền nén giảm nhanh hơn, trong khi độ bền uốn tăng đều. Khi chiều dài sợi >
6 mm, độ bền nén giảm nhanh, độ bền uốn tăng không đáng kể. Như vậy, có thể xác định được điều kiện tối ưu khi phối trộn sợi nhựa PA phế thải để sản xuất bê tông cốt sợi như sau: Tỷ lệ nước/chất kết dính là 0.28
hàm lượng sợi nhựa PA là 3.0%
tỷ lệ chất liên diện là 2%
đường kính sợi nhựa phế thải là 0,03 mm
chiều dài sợi nhựa là 6 mm.