Đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ 2022 -2023

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thuỳ Dương Nguyễn, Thúy Duy Nguyễn, Văn Trình Nguyễn, Hoàng Minh Đức Trần, Văn Thi Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Y Dược Thái Bình (Đại học Y Dược Thái Bình), 2023

Mô tả vật lý: 111-116

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 448369

 Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh tay chân miệng ở bệnh nhi điều trị tại Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. 2) Mô tả kết quả điều trị ca bệnh tay chân miệng tại Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích trên 150 bệnh nhi được chẩn đoán bệnh Tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Kết quả: Bệnh TCM thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, nam chiếm 61,3%, nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất từ 12 tháng đến 24 tháng chiếm 48,7%. Đa số mẹ trẻ bị TCM có trình độ học vấn dưới THCS (56,7%). Loét miệng là triệu chứng hay gặp nhất ở các trẻ bị TCM với tỷ lệ 86,7%, tiếp theo là phát ban với 48%. Mạch nhanh và co giật là những triệu chứng ít gặp với tỷ lệ lần lượt là 15,3% và 4,7%. Đa số trẻ có phân độ lâm sàng độ 2a (84,7%), tiếp theo là độ 2b với 11,3%, số ca bệnh độ 3 chiếm 3,3%, độ 4 chiếm tỷ lệ ít nhất với 0,6%. Phần lớn các ca bệnh nằm viện <
 7 ngày chiếm 54%, số lượng bệnh nhân nằm viện trên 14 ngày là khá thấp chiếm 6%. 100% trẻ nhóm bệnh nhẹ đều khỏi bệnh, nhóm trẻ bệnh nặng có tỷ lệ hồi phục 91,3% và 8,7% tử vong. Kết quả chỉ ra rằng đa số bệnh nhân cần sử dụng Phenobarbital (70,7%), các bệnh nhân nặng sử dụng Phenobarbital có tỷ lệ hồi phục là 8.7%, trong khi không sử dụng là 0%.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH