Kết quả điều trị viêm loét giác mạc do microsporidia bằng phẫu thuật ghép giác mạc xuyên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Mai Nga Dương, Xuân Cung Lê, Thị Vân Quỳnh Nguyễn, Khánh Sâm Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 281-286

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 448430

Đánh giá kết quả điều trị viêm loét giác mạc do Microsporidia bằng phẫu thuật ghép giác mạc xuyên tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu trên các mắt viêm loét giác mạc do Microsporidia đã được phẫu thuật ghép giác mạc xuyên điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2020. Các chỉ số đánh giá: kết quả bảo tồn nhãn cầu và loại trừ nhiễm trùng, thị lực, độ trong mảnh ghép, biến chứng sau phẫu thuật. Kết quả: Nghiên cứu thực hiện trên 63 mắt của 62 bệnh nhân, 74,6% bệnh nhân là nữ, độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 60,8±10,1 tuổi. Thời gian theo dõi trung bình 33,5 ± 10,1 tháng. Tỉ lệ bảo tồn nhãn cầu tại thời điểm khám lại chiếm 98,4%. Phẫu thuật loại trừ nhiễm trùng thành công chiếm 84,1%, tỉ lệ mảnh ghép trong 36,7%, tỉ lệ nhiễm trùng sau ghép chiếm 15,9%. Biến chứng sau phẫu thuật phổ biến gồm chậm biểu mô hóa mảnh ghép, phản ứng thải ghép, tăng nhãn áp thứ phát, 2 mắt cần ghép giác mạc xuyên lần 2 do hỏng ghép nguyên phát (1 mắt) và phản ứng thải ghép (1 mắt). Thời điểm khám lại, tỉ lệ mảnh ghép trong chiếm 37,1%. Thị lực sau phẫu thuật có cải thiện so với thị lực trước phẫu thuật. Kết luận: Ghép giác mạc xuyên là phương pháp có thể lựa chọn thay thế điều trị nội khoa trong các trường hợp VLGM do Microsporidia. Phẫu thuật đem lại hiệu quả cao giúp loại trừ tác nhân nhiễm trùng và bảo tồn nhãn cầu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH