Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm loét dạ dày tá tràng trẻ em điều trị tại khoa Nhi tiêu hóa Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi. Xác định mối liên quan giữa lâm sàng, cận lâm sàng của viêm loét dạ dày tá tràng trẻ em với nhiễm H.pylori. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Các bệnh nhi chẩn đoán viêm, loét dạ dày tá tràng, được nội soi dạ dày tá tràng từ tháng 04/2020 đến 09/2021 tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻviêm loét dạ dày tá tràng: Triệu chứng LS thường gặp nhất là đau bụng (chiếm 98,1%). Vị trí đau bụng thường gặp là thượng vị với 76,7%. xuất huyết tiêu hóa chiếm 19%. Triệu chứng thiếu máu 18,1%. Các chỉ số hồng cầu: MCV, MCH, MCHC, RWD, Hb ở trẻ VLDDTT có thiếu máu lần lượt là: 81,0fL, 26,9pg
31,9g/dl, 13,7% và 12,2%. Có 73,3% trẻ được chẩn đoán qua nội soi là viêm dạ dày. Tỷ lệ xuất hiện ổ loét chiếm 26,7%. CLO-test dương tính chiếm tỉ lệ 43,8% và tỷ lệ nhiễm H. pylori là 32,4%. Mối liên quan: Có mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới tính, tính chất đau bụng, xuất huyết tiêu hóa, tình trạng thiếu máu, kết quả nội soi với kết quả nhiễm H.Pylori (p<
0,05). Kết luận: đau bụng (98,1%). Thiếu máu chiếm tỉ lệ 31,5%. Tỉ lệ nhiễm H.Pylori 32,1%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, giới tính, tính chất đau bụng, xuất huyết tiêu hóa, tình trạng thiếu máu, kết quả nội soi với nhiễm H.Pylori. Những trẻ có loét thì nguy cơ nhiễm H. pylori cao gấp 14,6 lần so với những trẻ không loét. Trẻ vừa xuất huyết tiêu hóa và nhiễm H. pylori có tỷ lệ loét cao hơn gấp 2,6 lần so với trẻ nhiễm H. pylori và không xuất huyết tiêu hóa.