Mô tả đặc điểm hình ảnh và độ phù hợp của phương pháp chụp X-quang và cắt lớp vi tính trong chẩn đoán chấn thương vỡ C2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả 64 bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương vỡ C2 tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 1/2010 - 6/2012. Kết quả: Có 44 bệnh nhân gãy mỏm nha, 14 bệnh nhân gãy kiểu Hangman, 6 vỡ thân C2. X-quang thẳng há miệng phát hiện được 81,8% trường hợp gãy mỏm nha, X-quang nghiêng phát hiện được 92,9% gãy Hangman. X-quang thẳng không phát hiện được tổn thương vỡ C2. Trên hình ảnh CLVT, gãy mỏm nha loại 2 chiếm 86,4%, gãy Hangman loại 3 chiếm 78,7%, vỡ thân C2 loại 3 chiếm 50%. Khả năng phù hợp chẩn đoán giữa X-quang và cắt lớp vi tính trong tổn thương gãy mỏm nha ở mức độ khá với chỉ số Kappa = 0,44. Kết luận: X-quang đóng vai trò quan trọng trong phát hiện tổn thương vỡ C2 trong chẩn đoán cấp cứu ban đầu. Khả năng phù hợp chẩn đoán giữa X-quang và CLVT ở mức độ vừa. CLVT là tiêu chuẩn vàng trong chuẩn đoán và phân loại chấn thương vỡ C2.