Khảo sát chất lượng nước mặt đoạn kênh Búng Xáng, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trần Huỳnh Minh Ngọc, Thanh Long Hồ, Thụy Diễm Trang Ngô, Phương Thịnh Nguyễn, Quốc Anh Nguyễn, Thạch Sanh Nguyễn, Thị Ngọc Diệu Nguyễn, Sỹ Nam Trần, Thị Khánh Ly Trần, Huỳnh Hoàng Mỹ Trương, Thị Phương Thảo Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 624 Civil engineering

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2022

Mô tả vật lý: 92 - 99

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 448625

 Đánh giá chất lượng nước mặt đoạn kênh Búng Xáng, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ để có cách quản lý phù hợp. Việc thu mẫu được triển khai tại 6 vị trí trên đoạn kênh lúc triều cường và triều kiệt và đánh giá 7 thông số chất lượng nước bao gồm pH, hàm lượng oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy hóa học (COD), đạm amoni (N-NH4+), đạm nitrate (N-NO3-), đạm nitrite (N-NO2-) và phosphat (P-PO43-). Chất lượng nước được so sánh với QCVN 08-MT: 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt cột B1 chất lượng nước tưới tiêu, thủy lợi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị pH dao động từ 7,0-7,9 nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT: 2015/BTNMT. Hàm lượng COD trung bình 41,83-56,07 mg/L, vượt 1,37- 1,87 lần
  N-NH4+ 4,51-9,14 mg/L vượt 5,01-10,16 lần
  P-PO43- 0,42-0,72 mg/L vượt 1,4-2,4 lần
  DO đều thấp hơn mức quy định ngoại trừ thời điểm nước lớn ở chế độ triều kém và N-NO2- bằng với giới hạn cho phép của QCVN 08-MT: 2015/BTNMT. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là từ hoạt động sinh hoạt và kinh doanh của người dân sinh sống dọc theo đoạn kênh. Chất lượng nước mặt đoạn kênh Búng Xáng bị ô nhiễm nghiêm trọng, do đó, cần phải có biện pháp xử lý chất lượng nước và nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH