Thực trạng ô nhiễm vi sinh nguồn nước sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2022

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Vân Khánh Đào, Thái Hùng Đỗ, Quốc Phong Lê, Thị Ngọc Duyên Nguyễn, Thị Hoài Trinh Phan, Thị Thùy Nga Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Kiểm nghiệm và an toàn thực phẩm, 2023

Mô tả vật lý: 100-106

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 448646

Chín mươi ba mẫu nước nguồn sử dụng để sản xuất nước uống đóng chai (NUĐC) tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2022 được xét nghiệm các chỉ tiêu coliform, Escherichia coli (E. Coli), Pseudomonas aeruginosa (P. Aeruginosa) và HPC, (Heterotrophic Plate Count - vi sinh vật di dưỡng). Kết quả phát hiện 19/93 (20,4%) mẫu không đạt yêu cầu vi sinh so với QCVN 01-1:2018/BYT. Trong đó, tỷ lệ không đạt của mẫu nước giếng (42,9%, 6/14) cao hơn so với nước máy (16,5%, 13/79). Nước nguồn tại các cơ sở sản xuất NUĐC không đạt chỉ tiêu vi sinh ở Cam Lâm (83,3%) cao hơn so với Cam Ranh (33,3%), Diên Khánh (30%), Ninh Hòa (13,6%), Nha Trang (8%) và Vạn Ninh (7,7%). Các chỉ tiêu vi sinh không đạt gồm Coliform (16,1%), P. aeruginosa (15,1%) và E. coli (1,1%). Ngoài ra, phát hiện có 8/93 (8,6%) mẫu có chỉ tiêu HPC cao hơn ngưỡng giới hạn khuyến cáo (500 CFU/mL) của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA). Số lượng HPC, coliform và P. aeruginosa trung bình trong các mẫu nhiễm khuẩn lần lượt là 4,2 × 102, 6,2 × 101, và 1,1 × 102 CFU/100 mL. Nước nguồn nhiễm khuẩn là một trong những mối nguy ô nhiễm vi sinh trong NUĐC thành phẩm. Vì vậy, các cơ sở sản xuất NUĐC tại Khánh Hòa cần thiết duy trì tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, hạn chế tối đa mối nguy ô nhiễm vi sinh vật từ nước nguồn sang nước thành phẩm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH