Tiềm năng sử dụng các sản phẩm ong mật làm chỉ thị sinh học cho ô nhiễm kim loại nặng ở miền Bắc Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Gia Minh Hoàng, Thị Phương Liên Nguyễn, Thị Ngát Trần, Xuân Lam Trương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 628 Sanitary and municipal engineering Environmental protection engineering

Thông tin xuất bản: Tạp chí Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2020

Mô tả vật lý: 373-384

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 448656

Hàm lượng các kim loại nặng (As, Cd, Hg, Pb and Sn) trong các sản phẩm ong mật (Apis cerana) ở miền Bắc Việt Nam được xác định. Nghiên cứu tiến hành vào 2 mùa thu hoạch chính của các trại nuôi ong (Tháng 4 và tháng 10) trong vòng 2 năm (2018-2019). Tộng cộng 72 mẫu từ 24 tổ ong của 8 tỉnh và 1 thành phố được thu thập. Kết quả cho thấy, chất lượng của 3 loại sản phẩm ong mật tại hầu hết các điểm nghiên cứu đều đạt tiêu chuẩn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm của Bộ Y tế Việt Nam, trừ phấn hoa và sáp ong từ điểm HY2. Đáng chú ý nhất trong nghiên cứu này là hàm lượng Pb, được xác định ở mức khá cao trong phấn hoa (3.767 mg/kg) và sáp ong (5.840 mg/kg) từ điểm HY2. Đây có thể là một cảnh báo về sự ô nhiễm kim loại này trong môi trường sống. Đặc biệt, Hg không được phát hiện trong hầu hết các mẫu hoặc chỉ được ghi nhận với hàm lượng không đáng kể. Đối với các loại môi trường, giá trị trung bình của As và Sn trong tất cả các loại sản phẩm của ong mật ở khu vực bán nông thôn cao hơn ở khu vực nông thôn. Như vậy, các sản phẩm của ong mật có thể sử dụng như chỉ thị sinh học để phát hiện các chất gây ô nhiễm môi trường và giám sát chất lượng môi trường sống của một khu vực cụ thể.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH