Táo bón thường gặp ở trẻ em, với phần lớn các trường hợp là táo bón chức năng. Nghiên cứu theo dõidọc 41 trẻ ≥ 6 tuổi bị táo bón mạn tính chức năng theo tiêu chuẩn Rome IV. 32 trẻ đáp ứng điều trị tốt (78%)và 9 trẻ đáp ứng không tốt (22%). Áp lực nghỉ trung bình của hậu môn trước điều trị là 66,1 ± 16,7 mmHg,giảm xuống 59,4 ± 13,3 mmHg sau điều trị (p <
0,001). Nhóm có kết quả điều trị không tốt có áp lực nghỉcủa hậu môn cao hơn so với nhóm có kết quả điều trị tốt (p <
0,001). Áp lực nghỉ hậu môn không có giátrị tiên lượng kết quả điều trị táo bón chức năng với diện tích dưới đường cong ROC (AUC) là 0,073 (95%CI: 0,0001 - 0,21). Áp lực hậu môn trung bình khi rặn trước điều trị là 50,1 ± 21,2 mmHg, giảm xuống 44,1± 20,9 mmHg sau điều trị
áp lực trực tràng trung bình khi rặn trước điều trị là 71 ± 13,5 mmHg, tăng lên74,1 ± 13,5 mmHg sau điều trị (p >
0,05). Áp lực trực tràng khi rặn có giá trị tiên lượng đối với kết quả điều, trị táo bón chức năng với điểm ngưỡng để phân tách giữa nhóm có kết quả điều trị tốt và không tốt là 61mmHg. Cần có thêm các nghiên cứu có cỡ mẫu lớn hơn về mối liên quan giữa áp lực hậu môn trực tràngvới kết quả điều trị táo bón chức năng ở trẻ em, từ đó giúp đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp cho trẻ.