Đặc điểm thành phần khoáng vật trong đá metacarbonat khu vực Sa Thầy, Kon Tum và khả năng ứng dụng của metacarbonat trong đá mỹ nghệ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Kim Ngọc Bùi, Đức Phúc Lê, Minh Phạm, Trung Hiếu Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 549 Mineralogy

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học và Công nghệ: Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2021

Mô tả vật lý: 1086-1100

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 448728

Các đá metacarbonat trong khu vực huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum phân bố chủ yếu trong tổ hợp các đá siêu mafic và tổ hợp đá hoa được mô tả chi tiết trong phức hệ Khâm Đức (NP-e1kđ) thuộc hệ tầng Tiên An. Thành phần các khoáng vật chủ yếu trong các đá metacarbonat khu vực Sa Thầy gồm: khoáng canxit và khoáng dolomit: 40-85%, khoáng olivin: 5-20%, khoáng pyroxen: 5-15%, khoáng serpentin: 5-25% và ít talc và epidot. Kết quả phân tích thành phần hóa học của khoáng vật pyroxen trong đá metacarbonat khu vực nghiên cứu được xác định bằng phương pháp EPMA như sau: pyroxen có thành phần tương ứng là diopsit (Wo49,5 En50,1Fs0,4 đến Wo50,8En48,9Fs0,2). Phần rìa của khoáng vật pyroxen thường có hàm lượng wollastonit cao hơn ở phần nhân (từ 49,9 đến 50,8%). Nguồn gốc thành tạo của các đá metacarbonat trong khu vực nghiên cứu là nguồn gốc biến chất với các giai đoạn biến chất như sau: giai đoạn biến chất khu vực, giai đoạn biến chất chồng và giai đoạn nhiệt dịch. Với mỗi loại giai đoạn biến chất như vậy, các đá metacarbonat khu vực Sa Thầy sẽ có các màu sắc đặc trưng khác nhau tạo nên tính đa dạng về màu sắc. Đá metacarbonat trong khu vực Sa Thầy có đặc trưng chất lượng về màu sắc, có độ bền, độ đa dạng về họa tiết, hoa văn, độ phóng xạ thấp. Nhờ các tính chất đặc trưng vừa nêu mà các đá metacarbonat trong khu vực nghiên cứu được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong lĩnh vực đá mỹ nghệ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH