Đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ bệnh sốt mò tại một số địa bàn trọng điểm

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Chuyên Nguyễn, Xuân Kiên Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 245-249

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 448877

 Mô tả đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ bệnh sốt mò tại một số địa bàn trọng điểm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, lấy mẫu và xét nghiệm theo phương pháp ELISA phát hiện kháng thế kháng Orientia tsutsugamushi trên 21.630 mẫu huyết thanh thu thập từ 12 tỉnh trên 3 khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Kết quả Tỷ lệ người có kháng thể kháng Orientia tsutsugamushi chung là 9,88%
  cao nhất ở Tây Bắc 12,17%, tiếp đến là Tây Nguyên 11,04% và thấp nhất là Tây Nam Bộ 6,42%. Tỷ lệ người bị nhiễm cao nhất ở nhóm 36 - 55 tuổi (11,17%) trong khi tỷ lệ thấp nhất ở nhóm tuổi dưới 15-35 tuổi (8,54%). Tỷ lệ người có kháng thể kháng Orientia tsutsugamushi ở nhóm dân tộc kinh là 13,69%, cao hơn các nhóm dân tộc còn lại (6,00%). Tỷ lệ nhiễm ở nhóm người làm nghề nông nghiệp cao nhất 12,47% so với một số ngành nghề khác. Tỷ lệ người có kháng thể kháng Orientia tsutsugamushi trong cộng đồng dân cư sống trong các khu vực có đặc điểm sinh cảnh Savan và rừng tái sinh tương ứng là 11,26% đến 11,38% cao hơn cộng đồng dân cư sống trong vùng rừng nguyên sinh (6,17%). Kết luận Tỷ lệ người mang kháng thểkháng Orientia tsutsugamushi chung là 9,88%. Có sự khác biệt về tỷ lệ người nhiễm bệnh giữa các khu vực, giới tính, độ tuổi, dân tộc, ngành nghề và khu vực sinh sống.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH