Nghiên cứu này trình bày kết quả về hiệu quả xử lý NH4+-N của tảo xanh (Chlorella vulgaris) trong môi trường nước thải sinh hoạt đô thị thông qua 3 mô hình thí nghiệm trong phòng. Thí nghiệm được bố trí theo 3 công thức, 5 lần nhắc, chứa tảo xanh (Chlorella vulgaris) 1 đơn vị xử lý có vách ngăn tạo dòng chảy trên xuống và dưới lên, 1 đơn vị bố trí vách ngăn tạo dòng chảy bên, và một đơn vị đối chứng không có các vách ngăn tạo dòng chảy. Các đơn vị xử lý có dung tích 235l/đơn vị, thời gian lưu nước là 10 ngày, các đơn vị này không có hệ thống sục khí và cũng không được bổ sung CO2, mỗi hệ thống xử lý bố trí thêm 1 đường dẫn nước đã xử lý quay trở lại nhằm nâng cao hiệu quả xử lý ammonia nitrogen. Một hệ thống chiếu sáng nhân tạo với cường độ 8.000 Lux hỗ trợ cho việc quang hợp và phát triển của tảo. Kết quả cho thấy, hiệu quả xử lý ammonia nitrogen trong nước thải đô thị có thể đạt được trên 90% từ các thí nghiệm có các vách ngăn tạo dòng chảy, có thể loại bỏ hơn 81% COD và 89% BOD5 sau 180 ngày. Thông qua thí nghiệm, các quá trình đồng hóa, nitrat hóa và khử nitơ xảy ra trong các hệ thống xử lý có vách ngăn. Các hệ thống xử lý này cũng chúng minh hướng tiếp cận mới trong việc loại bỏ amonia nitrogen (NH4+-N) trong nước thải bằng tảo xanh với kinh phí thấp