Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị u tuyến nước bọt

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Phương Hoàng, Hồng Lợi Nguyễn, Văn Minh Nguyễn, Thị Lợ Tô, Tấn Tài Trần, Trần Nhã Trang Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 616.994 +Cancers

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 2021

Mô tả vật lý: 87-96

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 448934

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị u tuyến nước bọt. Đối tượng và phương pháp 41 bệnh nhân u tuyến nước bọt đến khám tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế từ 6/2019 đến 6/2020 được ghi nhận đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và theo dõi kết quả sau phẫu thuật 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng. Kết quả U tuyến nước bọt xảy ra chủ yếu ở nam giới (58,5%), tuổi mắc bệnh trung bình là 52,4±12,4. Kích thước u trên cắt lớp vi tính thường gặp từ 2 - 4cm (67,7%), khối u tuyến nước bọt mang tai lành tính thường có tỷ trọng đồng nhất 61,3%, ranh giới rõ và không xâm lấn xung quanh. Trong các khối u lành tính tuyến nước bọt, u đa hình thường gặp nhất (63,4%), tiếp theo là u Warthin (34,1%), còn lại một số loại u lành tính khác. Sau phẫu thuật u tuyến mang tai biến chứng thường gặp nhất là tê vùng quanh tai (77,4%), liệt mặt (41,9%), xuất huyết dưới da (29,1%), tụ dịch (3,2%) và dò nước bọt (3,2%). Sau phẫu thuật u tuyến dưới hàm các biến chứng thường gặp nhất là tê vùng quanh vết mổ (50%) và xuất huyết dưới da (10%), hiếm khi tổn thương dây XII. Kết luận Các xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, siêu âm và cắt lớp vi tính rất có giá trị trong chẩn đoán. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính của u tuyến nước bọt.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH