Mối liên hệ giữa chất lượng cuộc sống với gánh nặng chăm sóc và các yếu tố liên quan của người chăm sóc người bệnh ung thư

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hiền Nguyễn, Thị Ngọc Phương Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 296-301

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 448964

 Tìm hiểu mức độ gánh nặng chăm sóc, chất lượng cuộc sống của người chăm sóc người bệnh ung thư tại Việt Nam và các yếu tố liên quan. Phương pháp Nghiên cứu cắt ngang, được thực hiện tại hai bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. 228 người chăm sóc tham gia nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2021. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi đặc điểm nhân khẩu học xã hội, thang điểm Gánh nặng chăm sóc (ZBI) và Chất lượng cuộc sống của Người chăm sóc (CQOL-C). Mối liên hệ giữa chất lượng cuộc sống, gánh nặng chăm sóc và các yếu tố liên quan được phân tích bằng cách sử dụng t-test, Anova. Kết quả Người chăm sóc cảm nhận có gánh nặng chăm sóc ở mức nhẹ chiếm đa số (42,5%), tuy nhiên có 19,3% cảm nhận ở mức trung bình và nặng. Điểm chất lượng cuộc sống chung chỉ ở mức trung bình (62,89±12,79), trong đó khía cạnh tài chính là thấp nhất (44,12±29,13). Người chăm sóc có bệnh (55,91±14,33
  p<
 0,001), thời gian chăm sóc trong ngày >
 40 giờ/tuần (60,49±13,69
  p=0,008), người bệnh phụ thuôc (59,31±12,94
  p=0,004), và gánh nặng chăm sóc (48,86±10,78
  p<
 0,001) có chất lượng cuộc sống kém hơn. Kết luận Người chăm sóc cảm nhận được gánh nặng ởmức độ cao, có bệnh lý trước đó, chăm sóc cho người bệnh phụ thuộc nhiều và thời gian chăm sóc trong ngày dài có liên quan đến chất lượng cuộc sống kém hơn. Ngành y tế cần có chính sách toàn diện hỗ trợ người chăm sóc nhằm giảm bớt gánh nặng chăm sóc và vấn đề liên quan chi phí y tế và từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH