Tự kháng thể ở bệnh nhân thiếu máu tan máu tự miễn (autoimmune hemolytic anemia - AIHA) có khả năng phản ứng với kháng nguyên trên hồng cầu của chính mình làm cho đời sống của hồng cầu bị giảm và gây ra tình trạng thiếu máu. Kháng thể tự miễn có thể là kháng thể nóng (hoạt động tối ưu ở 370 C) hoặc kháng thể lạnh (hoạt động tối ưu ở 40 C). Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt của quá trình truyền khối hồng cầu (KHC) và điều trị ở bệnh nhân AIHA. Mục tiêu (1) Mô tả đặc điểm của tự kháng thể theo nhiệt độ hoạt động ở bệnh nhân AIHA và (2) Phân tích mối liên quan giữa truyền khối hồng cầu với đặc điểm của tự kháng thể ở bệnh nhân trên. Đối tượng nghiên cứu 150 bệnh nhân được chẩn đoán AIHA và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6 năm 2019 đến hết tháng 6 năm 2021. Phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang. Kết quả và kết luận Tự kháng thể ở bệnh nhân AIHA chủ yếu là kháng thể nóng (78%), kháng thể lạnh và kháng thể phối hợp nóng và lạnh ít gắp hơn với tỉ lệ lần lượt là 8,7% và 13,3%
Tỉ lệ bệnh nhân tan máu dokháng thể nóng (wAIHA) phải truyền KHC là 48,7%, thấp hơn nhóm tan máu do kháng thể lạnh (cAIHA) và tan máu do phối hợp kháng thể nóng và lạnh (mAIHA)
Có 279 đơn vị KHC đã truyền cho 87 bệnh nhân, trung bình mỗi bệnh nhân truyền 3,2 đơn vị, số lượng KHC phải truyền ở bệnh nhân wAIHA ít hơn ở bệnh nhân cAIHA và mAIHA
Tỉ lệ truyền KHC có phản ứng chéo dương tính ở bệnh nhân cAIHA là 36,7%, thấp hơn nhóm wAIHA (71,8%) và mAIHA (69,3%)
Huyết sắc tố tăng sau truyền KHC 24 giờ trung bình là 3,6g/dl, tỉ lệ bệnh nhân AIHA truyền KHC có hiệu quả đạt 71%.