Viêm phổi do Pneumocystis jirovecii ở bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đức Cẩm Hồng Bùi, Lê Quý Văn Đinh, Khắc Chuẩn Hoàng, Hoài Tâm Lý, Duy Điền Nguyễn, Minh Đỉnh Nguyễn, Thành Tuân Nguyễn, Thị Băng Châu Nguyễn, Trọng Hiền Nguyễn, Đình Thi Phong Phạm, Đô La Quách, Kinh Luân Thái, Anh Vũ Trần, Đức Huy Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 360-368

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 448993

 Xác định tỉ lệ nhiễm PJP
  mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị PJP trên bệnh nhân sau ghép thận tại bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca được tiến hành trên các bệnh nhân (BN) là người trưởng thành, chẩn đoán mắc bệnh PJP sau ghép thận được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 3/2016 đến 9/2019. Kết quả Có 33 BN mắc PJP sau ghép thận, chiếm tỉ lệ 4,6% trong tổng số 710 BN ghép thậntheo dõi sau ghép tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tuổi trung bình của BN 38±13,3. Trung vị thời điểm khởi phát bệnh 10 (2-183) tháng sau ghép thận. Trung vị thời gian nằm viện của là 15 (2-45) ngày. Các yếu tố nguy cơ liên quan PJP gồm nhiễm CMV trước khi mắc bệnh PJP (5BN, 15,2%), có tiền sử đái tháo đường (6BN, 18,2%), thải ghép trước khi PJP (5BN, 15,2%), có bệnh cầu thận (3BN, 9%). 15 BN (45,5%) PJP nặng thiếu đáp ứng với TMP-SMX liều cao, chúng tôi sử dụng thêm caspofungin. Có 1 BN (3%) mất thận ghép và 3 BN (9,1%) tử vong. Kết luận Bệnh nhân ghép thận có nguy cơ viêm phổi PJP khởi phát trễ. Phát hiện sớm và điều trị thích hợp để tránh kết quả bất lợi của PJP.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH