Ngày nay vị thành niên có khuynh hướng bước vào cuộc sống tình dục sớm hơn1, mặt khác do sự du nhập tràn lan của các văn hóa phẩm không lành mạnh làm thay đổi quan niệm sống theo xu hướng nghĩ thoáng, sống thoáng hơn2 do đó các em đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản như mang thai sớm, mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn cỡ mẫu toàn bộ 689 vị thành niên của Trường PTTH Quang Trung Hà Đông Hà Nội. Kết quả nghiên cứu Tỷ lệ học sinhcó kiến thức tốt về phòng tránh thai (PTT) chiếm tỷ lệ 31,9%. Tỷ lệ học sinh có kiến thức chưa tốt chiếm tỷ lệ khá cao 68,1%. Tỷ lệ học sinh có thái độ tốt về PTT chiếm tỷ lệ 65,5%. Tỷ lệ học sinh có thái độ chưa tốt chiếm tỷ lệ 34,5%. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng tránh thai Có 6 yếu tố độc lập có tác động ảnh hưởng đến kiến thức về phòng tránh thai của học sinh là Giới (OR = 3,75), kết quả học tập (OR = 3,18), nghề của mẹ (OR = 1,79), nhận thông tin từ bố mẹ (OR = 3,27), trường học (OR = 2,57), ti vi truyền hình (OR = 2,27), Trong đó yếu tố giới tính có tác động mạnh nhất với OR = 3,75 (2,49 - 5,66). Có 3 yếu tố độc lập có tác động ảnh hưởng đến thái độ về phòng tránh thai của học sinh là Giới (OR = 1,6), nhận thông tin từ trường học (OR = 1,64), kiến thức (OR= 4,02), Trong đó yếu tố kiến thức về PTT của học sinh có tác động mạnh nhất với OR = 4,02. Kết luận Tỷ lệ vị thành niên có kiến thức tốt về phòng tránh thai chưa cao liên quan đến yếu tố giới tính và đặc biệt là sự tiếp nhận các thông tin từ phía cha mẹ, phối hợp với nhà trường. Cần tăng cường các biện pháp truyền thông y tế để nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản vị thành niên.