Khảo sát sự tương quan giữa phân độ ACR TI-RADS và mô bệnh học trong đánh giá tổn thương nhân giáp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Phương Loan Nguyễn, Thị Tố Quyên Nguyễn, Ngọc Thủy Tiên Trần, Tấn Đức Võ, Thị Thúy Hằng Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2021

Mô tả vật lý: 29-37

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 449084

Nhân giáp là một tổn thương thường gặp và có nhiều phương tiện để chẩn đoán khả năng lành tính và ác tính của nhân giáp, trong đó siêu âm thường là phương tiện đầu tiên để đánh giá nhân giáp. Phân loại TI-RADS của ACR dùng để hướng dẫn quản lý nhân giáp bằng cách phân tầng nguy cơ ác tính dựa trên kết quả siêu âm. Mục tiêu Xác định mối tương quan giữa phân độ ACR TI-RADS và kết quả mô bệnh học của nhân giáp Đối tượng và phương pháp Trong nghiên cứu cắt ngang mô tả này, 120 bệnh nhân với 200 nhân giáp được đánh giá trên siêu âm và được phẫu thuật cắt tuyến giáp. Hình ảnh siêu âm được đánh giá theo bảng phân độ ACR-TI-RADS về thành phần, độ hồi âm, đường bờ, hình dạng và các phản âm dày. Các nhân giáp được cho điểm cho mỗi đặc tính, và tổng điểm được tính để xác định mức TI-RADS cuối cùng (từ TR1 đến TR5). Nguy cơ ác tính cũng được tính cho từng mức TI-RADS. Chúng tôi cũng sử dụng đường cong ROC để xác định điểm cắt để mang lại độ nhạy (SEN), độ đặc hiệu (SPE), giá trị tiên đoán dương (PPV) và giá trị tiên đoán âm (NPV) tối ưu. Kết quả Trong tổng số 200 nhân giáp, 132 (66%) là ác tính, và 68 (44%) là lành tính. Nguy cơ ác tính liên quan chặt chẽ với thành phần, độ hồi âm, đường bờ, hình dạng và các phản âm dày của nhân giáp. Nguy cơ ác tính của nhân giáp tăng lên khi mức TI-RADS tăng từ TR1 đến TR5 (0% cho TR1 và TR2, 12,5% cho TR3, 48,1% với TR4 và 97,2% cho TR5). Với điểm cắt là TR5 thì SEN, SPE, PPV, NPV và AUC lần lượt là 79,55%, 95,59%, 97,22%, 70,65 % và 0,928.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH