Nghiên cứu phát thải khí nhà kính trên đất trồng lúa tỉnh Thái Bình

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Phương Loan Bùi, Thị Thu Trang Bùi, Việt Hà Cao, Sỹ Huân1* Chu, Thị Minh Trang Đào, Quang Hiếu Đinh, Văn Trịnh Mai, Thị Hằng Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 631.4 Soil science

Thông tin xuất bản: Khoa học nông nghiệp Việt Nam, 2020

Mô tả vật lý: 113-122

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 449111

 Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá phát thải của khí nhà kính (KNK) trên ruộng lúa. Nghiên cứu tiến hành trên 3 loại đất và 2 loại sử dụng đất 2 lúa, 2 lúa - 1 màu trong năm 2018. Mẫu khí được lấy 4 lần lặp cho 1 điểm, ở 8 giai đoạn sinh trưởng trong 2 vụ lúa với tổng số 1024 mẫu bằng phương pháp buồng kín và được phân tích bằng máy sắc ký khí. Kết quả nghiên cứu cho thấy phát thải CH4 ở vụ xuân tăng từ khi lúa bén rễ hồi xanh tới đẻ nhánh. Sau đó, thay đổi phụ thuộc vào chế độ nước trong ruộng. Với đất phèn, phát thải kéo dài hơn và cao hơn. Trong vụ mùa, phát thải tăng ngay sau khi cấy, đạt tối đa trong giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng (28mg CH4/m2/giờ), sau đó giảm dần. Phát thải N2O trong vụ xuân biến động mạnh theo giai đoạn sinh trưởng và chế độ bón đạm và cao nhất vào thời kỳ trỗ (0,4mg N2O/m2/giờ). Tổng phát thải KNK tăng dần là đất phù sa 2 lúa, đất mặn, đất phù sa 2 lúa - màu đến đất phèn. Cường độ phát thải trong vụ xuân là đất mặn <
  đất phù sa 2 lúa <
  đất phù sa 2 lúa 1 màu <
  đất phèn, vụ mùa là đất phù sa 2 lúa <
  đất mặn <
  đất phèn <
  đất phù sa 2 lúa - màu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH