Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng rối loạn giọng nói (RLGN) và hiệu quả can thiệp cải thiện RLGN ở 476 nữ giáo viên tiểu học (GVTH) huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp không đối chứng. Kết quả 87,82% GVTH ở huyện Gia Lâm có tỷ lệ RLGN cao, trong đó RLGN chức năng chiếm 78,71%, các RLGN thực thể chiếm 21,29%. Nghiên cứu can thiệp vệ sinh giọng nói, luyện giọng và điều trị bệnh lý tai mũi họng (TMH) và bệnh trào ngược họng thanh quản (LPR) có hiệu quả tốt đối với RLGN, làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ của RLGN. Can thiệp cũng làm cải thiện các triệu chứng của các bệnh lý kèm theo, cụ thể với LPR trước can thiệp có 46,3%, ở lần khám thứ 2 còn 13,4%. Bệnh lý TMH kèm theo trước can thiệp là 28,7% giáo viên, ở lần khám thứ 2 còn 7.9 %, p<
0,05. Kết luận Tỷ lệ RLGN ở nữ GVTH chiếm tỷ lệ cao, can thiệp bằng luyện giọng và điều trị nội khoa đem lại hiệu quả cao đối với RLGN ở các GVTH.