Hai thí nghiệm được thực hiện để đánh giá khả năng chịu sốc độ mặn và sự tác động đồng thời của độmặn và nhiệt độ lên tỷ lệ sống, sức sinh sản, tỷ lệ nở thành công, số naupli/cái và khả năng sinh sản của loàigiáp xác chân chèo Pseudodiaptomus annandalei. Ở thí nghiệm 1, naupli, copepodit, copepoda đực và cáitrưởng thành được kiểm tra khả năng chịu sốc độ mặn ở 9 nồng độ muối khác nhau 0, 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35,40 ppt. Mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp, tổng số 27 đơn vị thí nghiệm. Tỷ lệ sống sau 24 giờ và 48 giờ được xácđịnh. Để đánh giá ảnh hưởng của sốc độ mặn lên tỷ lệ nở, số naupli nở ra/cái, các cá thể copepoda cái manghai bọc trứng được chia ngẫu nhiên vào 9 độ mặn (tổng số 27 đơn vị thí nghiệm, 12 cái/đơn vị thí nghiệm)trong 30 giờ. Ở thí nghiệm 2, tác động đồng thời của hai yếu tố độ mặn và nhiệt độ, naupli mới nở F1 được nuôitrong các cốc nhựa 1 lít cho tới khi quần thể trưởng thành 100% ở 2 nhiệt độ (30ºC và 34ºC) kết hợp với 7 độmặn (5, 10, 15, 20, 25, 30, 35 ppt), mỗi nghiệm thức có 5 lần lặp. Kích thước copepoda trưởng thành, sức sinhsản, tỷ lệ nở thành công, số naupli nở ra/copepoda được xác định. Để tiến hành xác định khả năng sinh sản (sốnaupli sinh ra trong 10 ngày bởi mỗi copepoda cái), 50 đực và 50 cái được bố trí ngẫu nhiên vào 5 đơn vị thínghiệm. Số naupli sinh ra được đánh giá trong 10 ngày. Kết quả cho thấy sự thay đổi đột ngột về độ mặn ảnhhưởng đến tỷ lệ sống, tỷ lệ nở và số naupli/cái P. annandalei
sự kết hợp độ mặn - nhiệt độ ảnh hưởng đến kíchthước, sức sinh sản, số naupli/cái và khả năng sinh sản (số naupli sinh ra) của copepoda P.annandalei. Khảnăng chịu được sự thay đổi độ mặn của copepoda trưởng thành tốt hơn so với giai đoạn copepodit và naupli.Trứng copepoda không nở khi bị sốc độ mặn 0 ppt và 40 ppt. Kết quả thí nghiệm cho thấy, P. annandalei làloài rộng muối, chúng có thể sống và sinh sản ở độ mặn từ 5 đến 35 ppt trong điều kiện nhiệt độ 30 và 34ºC.Loài P. annandalei có kết quả sinh sản cao nhất (157 ± 3,0 naupli trong 10 ngày/cái) ở tổ hợp độ mặn 15 pptvà nhiệt độ 30ºC.