Kĩ thuật sửa van hai lá sử dụng dây chằng nhân tạo đã được áp dụng từ năm 1960. Cùng với sự ra đời của loại chỉ Gore - Tex, phương pháp này ngày càng được phát triển đa dạng và cho thấy nhiều ưu điểm như tái sắp xếp lại mô van thay vì cắt bỏ, giữ được liên kết giữa các cấu trúc của hệ thống van hai lá, bảo tồn được diện áp. Tại Bệnh viện Tim Hà Nội, những năm gần đây chúng tôi đã áp dụng thường quy phương pháp sửa van hai lá có sử dụng dây chằng nhân tạo trên nhiều bệnh nhân hở van hai lá. Nghiên cứu này nhằm mục đích nhận xét đặc điểm phẫu thuật và đánh giá kết quả phẫu thuật sửa van hai lá có sử dụng dây chằng nhân tạo tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Đối tượng phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang. Chúng tôi đánh giá hồi cứu 42 bệnh nhân (BN) được phẫu thuật sửa van hai lá có sử dụng dây chằng nhân tạo tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ 1/2017 đến 4/2021. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22. Kết quả Tỉ lệ tổn thương sa lá trước chiếm 61,9%, sa lá sau chiếm 21,4%, và sa cả hai lá van chiếm 16,7%. Nguyên nhân chính là do thoái hóa (90,5%). Tỉ lệ phẫu thuật ít xâm lấn là 28,6%. Kĩ thuật loop được thực hiện ở 24 bệnh nhân (57,1%), kĩ thuật khâu từng dây chằng ở 18 bệnh nhân (42,9%). Không có trường hợp nào tử vong tại viện. Tỉ lệ không hở tái phát tại các thời điểm 1 tháng, 3 tháng, 1 năm, 2 năm, 3 năm lần lượt là 97,6%
97,6%
92,9%
92,9% và 83,3%. Kết luận Phẫu thuật sửa van hai lá sử dụng dây chằng nhân tạo tại bệnh viện Tim Hà Nội có kết quả sớm và trung hạn tốt.