Học thuyết 'trách nhiệm bảo vệ': Nhìn lại trường hợp khủng hoảng tại Kyrgyzstan năm 2010

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Tường Huân Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học & Công nghệ: Khoa học - Kinh tế - Luật và Khoa học Quản lý (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2022

Mô tả vật lý: 2440-2448

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 449269

 Gìn giữ hòa bình và bảo vệ quyền con người là hai sứ mệnh quan trọng của cộng đồng quốc tế ngày nay. Tuy nhiên, thế giới hiện vẫn đang gặp khó khăn trong việc đối phó với một vài tội ác quốc tế như tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội tác thanh lọc sắc tộc và tội ác chống lại loài người. Bài viết này giới thiệu nội dung học thuyết `Trách nhiệm bảo vệ', là một quy phạm pháp luật quốc tế được phổ biến từ năm 2005 với mục đích giúp ngăn chặn các tội ác trên bằng các biện pháp can thiệp
  bài viết cũng phân tích, đánh giá mức độ hiệu quả, những điểm tích cực và hạn chế khi áp dụng học thuyết này trong thực tiễn, thông qua trường hợp bạo loạn tại Kyrgyzstan năm 2010, và đưa ra những khuyến nghị liên quan. Kết quả là, `Trách nhiệm phản ứng' và `Trách nhiệm phòng ngừa' là hai nội dung thuộc học thuyết `Trách nhiệm bảo vệ' cho thấy sự hạn chế trong áp dụng thực tiễn. Bài viết khuyến nghị rằng cần có những cơ chế rõ ràng hơn và quy trình cụ thể gồm các bước đánh giá và hướng dẫn áp dụng các biện pháp phù hợp tại những thời điểm/trường hợp liên quan
  điều này góp phần xác định việc khi nào một quốc gia không thể hoặc không sẵn lòng ngăn chặn xung đột xảy ra (`Trách nhiệm phòng ngừa'), cũng như để giải quyết vấn đề ý chí chính trị của các quốc gia và/hoặc tổ chức khu vực/quốc tế liên quan đến việc can thiệp (`Trách nhiệm phản ứng').
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH