Sai lệch xã hội - bản chất và chức năng (tìm hiểu quan điểm của Emile Durkheim về sai lệch xã hội)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Vỹ Trương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học & Công nghệ: Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2022

Mô tả vật lý: 1540-1548

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 449270

Sai lệch xã hội là một khái niệm quan trọng của xã hội học. Khái niệm này thường được hiểu như là sự vi phạm hay là sự đi chệch khỏi những chuẩn mực văn hóa đã được xác định. Định nghĩa về sai lệch xã hội tuy ngắn gọn, song có tính khái quát và tính trừu tượng cao, điều đó có nghĩa rằng nó chứa đựng trong đó nhiều đặc tính cơ bản. Tác phẩm Tự tử nổi tiếng của Emile Durkheim, nhà xã hội học vĩ đại, đã khẳng định rằng tự tử luôn là một sai lệch xã hội to lớn và nguyên nhân của mọi loại tự từ đều xuất phát từ xã hội. Như vậy, sai lệch xã hội, cũng như mọi hành vi xã hội khác, đều có nguồn gốc từ xã hội và luôn được định hướng bởi xã hội, nói cách khác, hành vi sai lệch mang trong mình bản chất xã hội, đó là lệch lạc chỉ tồn tại trong mối quan hệ với các chuẩn mực văn hóa. Người ta trở thành kẻ lệch lạc khi người khác xác định họ bằng cách như vậy. Cả chuẩn mực và cả cách người ta xác định hành vi lệch lạc đều đòi hỏi phải có quyền lực xã hội. Emile Durkhiem còn có sự đóng góp vô cùng to lớn trong Thuyết chức năng từ khi mới hình thành, khi coi chức năng là nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu của cơ thể xã hội và khẳng định chắc chắn rằng bất kỳ ``sự kiện xã hội'' (- một phát kiến vĩ đại gắn liền với tên tuổi của E. Durkheim) nào tồn tại và diễn ra trong xã hội, cũng đều có và phải thực hiện những chức năng nhất định, để đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển xã hội. Và cũng chính E. Durkheim, chứ không phải ai khác, đã chỉ ra những chức năng cơ bản, có ý nghĩa vô cùng to lớn của sai lệch xã hội Lệch lạc khẳng định những giá trị và chuẩn mực văn hóa. Phản ứng lại lệch lạc làm rõ hơn ranh giới của đạo đức và làm tăng sự thống nhất xã hội. Bên cạnh đó, lệch lạc còn khuyến khích sự biến chuyển xã hội.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH